Dị ứng thời tiết ở trẻ em – Cách phòng ngừa và điều trị khi gặp rất hay

Dị ứng thời tiết ở trẻ em – Cách phòng ngừa và điều trị khi gặp rất hay

Dị ứng thời tiết ở trẻ em
Dị ứng thời tiết ở trẻ em gây ra nổi mề đay đi kèm với một số triệu chứng khác nổi bật ví dụ như:
– Ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy,…
Để làm giảm triệt để các triệu chứng này
– Mẹ nên đưa bé tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.
 Dị ứng thời tiết ở trẻ em không chỉ gây tổn thương da mà còn gây phát sinh triệu chứng toàn thân

Dị ứng thời tiết ở trẻ em và thông tin cha mẹ cần biết?

Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi cơ thể phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về:
  • Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, không khí.
  • Bệnh thường xảy ra ở người lớn và trẻ em có cơ địa nhạy cảm,
  • Dễ dị ứng và người có hệ miễn dịch kém.
Theo thống kê
  • Phần lớn các trường hợp bị dị ứng thời tiết là trẻ nhỏ bởi vì trẻ em thường có hệ miễn dịch kém và cơ địa nhạy cảm hơn so với người trưởng thành.
  • Cũng chính vì vậy mà các triệu chứng ở trẻ thường có mức độ nặng cũng như phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so những đối tượng khác.
Dị ứng thời tiết thường xảy ở điều kiện thời tiết khô hanh, lạnh
  • Thời tiết nóng ẩm thất thường hoặc xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi một cách đột ngột).
Dấu hiệu nhận biết khi dị ứng thời tiết

1. Dấu hiệu nhận biết khi dị ứng thời tiết

Ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết luôn gây ra tổn thương da và một số triệu chứng toàn thân. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên các triệu chứng của bệnh có chiều hướng khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng.
 Trẻ bị dị ứng thời tiết thường nổi mề đay, ngứa da, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt nhẹ….
Triệu chứng nhận biết bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cần biết:
  • Da châm chích, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ và mọc khu trú hoặc lan tỏa.
  • Tổn thương da có thể khiến vùng da xung quanh bị đỏ kèm theo đó là viêm nhẹ và nóng rát.
  • Các sẩn đỏ trên da thường gây triệu chứng ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên khi có ma sát, gãi, cào,…
  • Tổn thương da thường khởi phát ở mặt, cổ, ngực, tay, chân sau đó có thể lan tỏa ra trên phạm vi rộng và thậm chí lây lan toàn thân.
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ thường do phản ứng quá mức của các mao mạch trên da.
  • Một số triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi,…
  • Một số trẻ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi, không chịu ăn, quấy khóc,…
Ở những trẻ có các bệnh lý cơ địa, dị ứng thời tiết có thể dẫn đến bùng phát những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp gây khó chịu có thể nặng hơn.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là vì hệ miễn dịch kém kèm với đó là thể trạng yếu.
  • – Chính vì vậy, trẻ thường bị nhạy cảm hơn trước những thay đổi về nhiệt độ, không khí, gió, ánh nắng và độ ẩm.
Sự thay đổi đột ngột này khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết,
  • Dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên IgE nhằm đối kháng với những yếu tố kích thích không mời mà đến.

Tuy nhiên, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên làm thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamine và cũng từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

 Tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc,…
  • – Trong không khí đây cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh dị ứng thời tiết
Ngoài yếu tố do cơ địa và hệ miễn dịch thì dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ còn có thể bị kích thích bởi một số yếu tố thuận lợi sau đây:
• Nhiệt độ thay đổi quá đột ngột
• Độ ẩm xuống thấp làm cho da khô, bong tróc và nhạy cảm
• Xuất hiện phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí khiến da bé khó chịu hơn
• Độ ẩm tăng cao kèm với nhiệt độ nóng khiến da đổ nhiều mồ hồi và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không là ba mẹ luôn quan tâm?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý khá phổ biến, bệnh này có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
  • Bệnh thường gây ra tổn thương da đi kèm với một số triệu chứng toàn thân nhẹ nên hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên ở các bé có các bệnh lý về cơ địa
  • Dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng,
  • Viêm kết mạc dị ứng và hen suyễn và viêm da cơ địa.

Ngoài ra, tổn thương da do bệnh gây ra làm bé ngứa dữ dội, khiến trẻ khó chịu,

  • Bứt rứt và thường xuyên quấy khóc,chán ăn hoặc thậm chí bỏ ăn.
 Trẻ bị dị ứng thời tiết thường ăn bú kém, chậm tăng cân và thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn
Trên thực tế thì trẻ bị dị ứng thời tiết thường ăn bú kém và chậm tăng cân hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác.
  • Hơn nữa, tình trạng dị ứng thường xuyên ở bé còn làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch và tạo điều kiện phát triển các bệnh lý liên quan đến cơ địa của bé.
Tuy nhiên khi ba mẹ giúp bé thực hiện điều trị và phòng ngừa tốt
  • Các triệu chứng bệnh của trẻ  thường được kiểm soát hoàn toàn và hạn chế nguy cơ tái phát ở mức tối đa.
  • Ở những trẻ này, bệnh thường có chiều hướng giảm dần sau khi trưởng thành.
Ba mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng thời tiết?

Ba mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng thời tiết?

Ba mẹ cần biết khi điều trị dị ứng thời tiết tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Đỗi với trẻ có triệu chứng nhẹ
  • Ba mẹ có thể cải thiện và chăm sóc tại nhà.

Ngược lại  đối với những trẻ có dấu hiệu bùng phát cơn hen hoặc có các triệu chứng nặng nề,

  • Ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

1. Thăm khám và sử dụng thuốc như thế nao?

Không giống với người trưởng thành
  • Trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm và dễ mẫn cảm với các loại thuốc điều trị.

Vì vậy ba mẹ  không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ

  • Thay vào đó nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp với độ tuổi của các bé.
 Trong trường hợp các bé có thể bị bùng phát cơn hen cấp, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em:

• Thuốc Epinephrine:

  • Loại thuốc này được sử dụng ở dạng tiêm hoặc hít nhằm giảm cơn hen cấp ở trẻ bị dị ứng thời tiết.
  • Ngoài ra, thuốc Epinephrine còn  được sử dụng trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng và  nguy cơ sốc phản vệ cao.

• Thuốc kháng histamine:

  • Histamine là yếu tố trung gian kích thích nhiều triệu chứng lâm sàng phát sinh.
  • Vì vậy bác sĩ có thể cho các dùng thuốc kháng histamine H1 để làm giảm dần các triệu chứng toàn thân và cải thiện tốt hơn tổn thương da do dị ứng thời tiết.

• Kem bôi dưỡng ẩm:

  • Mục đích để làm dịu, giảm viêm và ngứa da, bác sĩ có thể cho thường cho bé sử dụng một số loại kem dưỡng có thành phần nhẹ dịu như A-derma, Vaseline, Eucerin, Cerave và Cetaphil.
Các loại thuốc này được đánh giá rất  an toàn và có thể dùng cho trẻ nhỏ.
  • Tuy nhiên để dự phòng rủi ro, ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ
  • Đồng thời nên tuân thủ về liều lượng và dùng thuốc đều đặn.

2. Chăm sóc và điều trị tại nhà ba mẹ cần biết?

Với những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ
  • Khi phát sinh tổn thương da khu trú và kèm một số triệu chứng hô hấp như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
  • Mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho trẻ ngay tại nhà  thế nào.
 Ba mẹ nên cho trẻ tắm để loại bỏ dị nguyên, làm dịu và giảm viêm da
Các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà cho các bé bị dị ứng thời tiết:
  • Cho trẻ tắm nước mát, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên và nhất là làm dịu da và niêm mạc hô hấp.
  • Trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh, nên giữ ấm cho trẻ đồng thời tránh để trẻ di chuyển hoặc vui chơi ngoài trời.
  • Với trường hợp dị ứng với thời tiết nóng,ba mẹ nên cho bé tắm 2 lần/ ngày để hạ thân nhiệt và giảm mồ hôi.
  • Bên cạnh đó ba mẹ nên chọn và cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để giảm ma sát và kích ứng lên da.
  •  Trong điều kiện thời tiết có gió nhiều,gió to ba mẹ nên đóng cửa sổ để hạn chế tình trạng trẻ tiếp xúc với dị nguyên.
  •  Cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn hoa quả và bổ sung các thực phẩm lành mạnh nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch.
  • Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà ba mẹ có thể cho các bé uống trà mật ong ấm, trà gừng, tắm lá bạc hà, ngâm bột yến mạch,…
  • Để giảm ho, đau họng và cải thiện tổn thương da tốt hơn.
Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em ba me cần lưu ý:

Thời tiết luôn luôn yếu tố khách quan nên không thể tác động.
  • Tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết cho bé bằng một số biện pháp sau:
 Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống điều độ, ăn hoa quả nhằm tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ dị ứng
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho các bé bằng cách luôn cung cấp thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, tinh bột, khoáng chất,…
  •  Khi thời tiết thay đổi đột ngột,ba mẹ nên giữ ấm cho bé và hạn chế cho trẻ cho ra ngoài trời.
  • Bên cạnh đó,ba mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng, trà mật ong để phòng tránh dị ứng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Ba mẹ khuyến khích cho các bé thể thao, chơi cùng bé để nâng cao thể trạng và giảm mức độ nhạy cảm của cơ địa.
  • Tránh để các bé tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích thích như nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng và nhựa thực vật.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em được điều trị và phòng ngừa hoàn toàn.
  • Với những trường hợp ba mẹ chủ quan
  • Bệnh có thể tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,
  • Viêm kết mạc dị ứng cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.
  • Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, ba mẹ phải chủ động điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách để đảm bảo an toàn cho các bé.

CÁC BẠN XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC TẠI ĐÂY >>> CLICK VÀO ĐÂY

Bài viết liên quan