kế hoạch công tác điều dưỡng chuẩn nhất nên đọc tham khảo

Khái niệm lập kế hoạch công tác điều dưỡng

Kế hoạch được hiểu là một tổng hợp các hoạt động được sắp xếp theo lịch trình; có thời gian bắt đầu và kết thúc; có được ấn định nguồn lực để thực hiện với mục đích và kết quả đề ra. Là một trong những chức năng cơ bản của người quản lý biến những điều mong muốn thành hiện thực. Việc xây dựng, lập kế hoạch công tác điều dưỡng là để triển khai các kế hoạch của cấp trên; thực hiện các hoạt động thực tiễn của đơn vị nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả. Đây là quá trình bao gồm việc xác định các hoạt động và nguồn lực cần thiết để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Một kế hoạch hoàn chỉnh thường được viết dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, hoặc văn bản hành chính.

Khái niệm lập kế hoạch công tác điều dưỡng

1. Phân loại lập kế hoạch công tác điều dưỡng

1.1 Phân loại theo thời gian

– Lập kế hoạch dài hạn ( từ 5 – 10 năm )

– Lập kế hoạch trung hạn ( từ 2 – 4 năm )

– Lập kế hoạch năm

– Lập kế hoạch tháng

– Lập kế hoạch tuần

1.2 Phân loại theo cấp độ

– Kế hoạch vĩ mô mang tính chiến lược và được hoạch định cho thời gian dài.

– Kế hoạch vi mô mang tính chiến thuật có tác dụng triển khai kế hoạch vĩ mô do các nhà quản lý xây dựng.

1.3 Phân loại theo cách tiếp cận xây dựng kế hoạch

– Xây dựng kế hoạch từ trên xuống; là quá trình chuyển các kế hoạch vĩ mô thành kế hoạch hoạt động cơ sở. Hiện thực hóa chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực y tế. Hoặc căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viên trong 6 tháng và hàng năm; để xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác chăm sóc bệnh nhân. Dựa trên các chỉ tiêu được phân bổ; các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động với mục đích đạt được chỉ tiêu đó. Phương pháp lập kế hoạch công tác điều dưỡng này không dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương nên tính hiệu quả không cao. Đối với công tác điều dưỡng thường bị bỏ qua hay được đề cập sơ sài trong kế hoạch của cấp trên.

– Xây dựng kế hoạch từ dưới lên là quá trình xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu thực tế tại cơ sở. Phương pháp này không chỉ có sự tham gia của những nhà lãnh đạo mà còn có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. Ưu điểm là xác định được các vấn đề một cách cụ thể và thiết thực. Bên cạnh đó còn trao trách nhiệm và quyền chủ động giải quyết cho cấp dưới; huy động được nguồn lực và sáng kiến của cán bộ viên chức.

>>> Phòng điều dưỡng bệnh viện cần lập kế hoạch công tác điều dưỡng và thảo luận chi tiết với các điều dưỡng trưởng khoa trước khi trình lên giám đốc bệnh viện phê duyệt.

Phân loại theo cách tiếp cận xây dựng kế hoạch

2. Nguyên tắc lập kế hoạch công tác điều dưỡng

Tính mục tiêu: việc lập kế hoạch công tác điều dưỡng phải lấy bệnh nhân; đối tượng phục vụ làm trung tâm và là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động; theo dõi; giám sát và đánh giá.

Tính khoa học: các sản phẩm của quá trình lập kế hoạch công tác điều dưỡng chỉ có hiệu quả khi có căn cứ khoa học. Tính khoa học là yếu tố quyết định và đảm bảo chất lượng; độ tin cậy của kế hoạch được đề ra.

Tính thực tế: lập kế hoạch phải căn cứ vào phân tích hiện trạng và căn cứ vào thực tế của mỗi đơn vị.

Tính cân đối: có sự cân đối giữa nhu cầu; giữa các yếu tố; các bộ phận; các lĩnh vực và quá trình trong hệ thống tổ chức với mục đích đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu đã lựa chọn.

Tính chấp nhận: kế hoạch đề ra cần được sự chấp nhận của các cấp lãnh đạo; sự đồng tình của những người trực tiếp thực hiện.

2.1 Các nội dung chính của lập kế hoạch công tác điều dưỡng

– Xác định mục tiêu lập kế hoạch công tác điều dưỡng, kết quả cần đạt được 1W.

– Xác định hoạt động hay công việc cần làm 1W.

– Xác định cách thức để thực hiện 2H.

– Xác định 3W.

– Xác định 1C.

– Xác định nguồn lực thực hiện 5M.

Triển khai thực hiện lập kế hoạch công tác điều dưỡng

2.2 Triển khai thực hiện lập kế hoạch công tác điều dưỡng

– Xây dựng được các quy định cụ thể khi làm việc.

– Phân bổ các nguồn nhân lực thực hiện phù hợp.

– Thiết lập một hệ thống báo cáo hoàn chỉnh.

– Mô tả công việc và phân công cho từng đối tượng, đơn vị cụ thể.

– Điều phối các hoạt động giữa các cá nhân và bộ phận liên quan.

– Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức tổng quát về việc lập kế hoạch công tác điều dưỡng mà khoa y dược Hà Nội muốn chia sẻ tới bạn đọc.

Nếu bạn quan tâm tới ngành điều dưỡng và muốn bổ sung kiến thức thực tế hãy đăng ký các ngành học tại khoa y dược Hà Nội:

+ Liên hệ số hotline: 02485856989 hoặc 19004773.

+ Hoặc đăng ký tư vấn tại đây >>> click vào đây

Bài viết liên quan