Mở bài kết bài tác phẩm Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng ngay khi đọc

Mở bài kết bài tác phẩm Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh

Mở bài kết bài Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh

(mở bài kết bài Vợ Chồng A Phủ) Xin hân hạnh chào tất cả mọi người! Để có một bài văn một bài văn hoàn hảo không phải chỉ cần đủ ý, phần thân bài cũng cần phân tích sâu sắc, ngôn ngữ sáng tạo và uyển chuyển… mà một bài văn hoàn hảo là một bài văn biết gây ấn tượng cho người đọc ngay từ mở bài và chỉnh chu hoàn hảo trong phần kết bài. Thế nên hôm nay hãy cùng khoa y dược tham khảo các cách Mở bài kết bài Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh và ấn tượng cho người đọc.

1. Mở bài: Vợ chồng A Phủ

1.1 Mở bài trực tiếp cho tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Mở bài trực tiếp cho tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

 

Có trên 200 đầu sách, nhà văn Tô Hoài hiện là một trong những người có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc và nắm chắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của nhà văn Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người ở vùng Tây Bắc, tiêu biểu hẳn là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa vẽ một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân,  cũng vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, mong muốn hạnh phúc của con người. Điều đó đã được nhà văn thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)

1.2 Mở bài gián tiếp Vợ Chồng A Phủ

Có những sở thích nhất thời song cũng có những sở thích đời đời không bao giờ thay đổi, có những nỗi đau thoáng qua và ngược lại cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng. Nếu giở những trang đời đẫm lệ của kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ có buồn thương thì khi đọc Vợ Chồng A Phủ ta cũng cho phép cảm xúc của mình rung lên theo tiếng thổn thức của Mị. Một cô gái trẻ phải đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai yêu sự  tự do phải làm nô lệ chuộc nợ chấp nhận trói mình vì mất một con bò. Khi đọc tác phẩm, chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng vừa đan xen là một khúc tình ca.

1.3 Mở bài gián tiếp Vợ Chồng A Phủ

Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, những  trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh rạng ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong  người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó hẳn là sức sống bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được .

1.4 Mở bài Vợ Chồng A Phủ hay nhất

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường.

Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời.

Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu).

Với hình tượng của  nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hòan thành trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực áp bức nào có thể dập tắt được.

Kết bài vợ chồng a phủ

2. Kết bài vợ chồng a phủ

Kết bài 1: Kết bài đơn giản

Truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con người Tây Bắc mà còn dấy lên ở mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống bất diệt, tin vào tự do niềm hạnh phúc. Và để có được điều đó mỗi chúng ta phải tự mình đấu tranh tự mình không sợ hãi hay e dè vươn lên cho những điều tốt đẹp của cuộc đời mình.

Kết bài 2: Kết bài gián tiếp cho Vợ Chồng A Phủ

Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi cao sông dài, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng mãnh liệt cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể  viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh cuốn hút. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã phả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng của  người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó là sức sống thật sự bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được.

Kết bài 3: Kết bài hay cho Vợ Chồng A Phủ

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời.

Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu).

Với hình tượng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hoàn thiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực áp bức nào có thể dập tắt được.

 

Bài viết liên quan