Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết  

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa mưa. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể gây tử vong. Vậy quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đọc những thông tin bên dưới.

1.Nguyên nhân gây bệnh SXH

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết (SXH) chủ yếu đến từ virus dengue đến từ cơ thể của loài muỗi Aedes aegypti gây nên và chu kỳ lây nhiễm như sau:      Trước tiên, muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân đang bị nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ thực hiện việc ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi sẽ tiếp tục trong thời gian đó thực hiện truyền bệnh cho người, virus sẽ đi vào cơ thể người rồi tiếp tục  lặp lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes và lại hút máu từ cơ thể người bệnh để rồi truyền sang cơ thể mình & thực hiện lây sang cơ thể người khác.

Biểu hiện người bệnh sốt xuất huyết

– Triệu chứng đầu tiên của SXH là sốt dengue kéo dài từ 2-7 ngày với các biểu hiện:

  • Sốt cao, có thể lên đến 39-40oC, cơ thể thường sẽ có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu & đau khắp cơ thể.
  • Đau họng thường kèm theo cảm giác buồn nôn & có thể bị tiêu chảy.
  • Đối với trẻ em có những biểu hiện nổi bật như:  đau họng kèm triệu chứng nổi ban.

– Triệu chứng thứ 2 của SXH là hiện tượng xuất huyết có thể xuất hiện trong khoảng  thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh với những biểu hiện là:

  • Xuất hiện các nút bầm tím quanh nơi tim;
  • Xuất hiện các nốt ban;
  • Có các nốt bầm tím hoặc các chấm Xuất huyết ở một số điểm như: Lòng bàn chân, mặt trước 2 cẳng chân,…;
  • ĐI đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm đau đầu;
  • Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất là shock.

Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh SAN

2.Chăm sóc bệnh nhân SXH– Nhận định tình trạng

  Tình trạng chung

– Đo nhiệt độ: Nếu ở giai đoạn hạ nhiệt phải đề phòng shock (mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt kẹ & thường kéo dài từ ngày 3- 5);

– Theo dõi XH: Ngoài da, nơi tiêm, não, màng não;

– Xem bệnh án để biết: Chẩn đoán, chỉ định thuốc, thực hiện việc xét nghiệm và những yêu cầu theo dõi khác & dinh dưỡng.

Tình trạng hô hấp

– Quan sát da, móng tay & móng chân

– Đếm nhịp thở kết hợp quan sát kiểu thở

– Tình trạng tăng tiết

Nếu bệnh nhân suy hô hấp, bạn cần làm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp, thông khí & cho thở oxy.

 Tình trạng tuần hoàn

– Cần theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ /lần  và 3 giờ /lần tùy tình trạng thực tế của bệnh nhân;

– Mạch nhanh nhỏvà  huyết áp tụt có thể dễ dẫn đến những hiện tượng shock và trụy mạch.

3.Chăm sóc bệnh nhân SXH – Lập kế hoạch chăm sóc

– Bảo đảm thông khí

– Theo dõi tuần hoàn

– Theo dõi xuất huyết

– Thực hiện y lệnh

+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

+ Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời

– Chăm sóc hệ thống cơ quan & nuôi dưỡng

– Hướng dẫn nội quy, GD sức khỏe.

 

  • Chăm sóc bệnh nhân SXH – Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí: Nếu người bệnh có shock phải theo dõi hô hấp & bảo đảm quá trình thông khí

– Đặt bệnh nhân nằm ngửa & đầu nghiêng sang 1 bên;

– Đặt Canuyn Mayo;

– Bóp bóng Ambu nếu có được cơn ngừng thở;

– Cho thở oxy;

– Theo dõi nhịp thở để tình trạng tăng tiết sự tím môi, da và đầu ngón

– Hút đờm dãi

Theo dõi tuần hoàn

– Lấy mạch, nhiệt độ và huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và thực hiện báo ngay cho bác sĩ;

– Chuẩn bị dịch truyền cũng như dụng cụ để thực hiện ngay y lệnh và kiểm tra tốc độ truyền;

– Theo dõi mạch, huyết áp 15 phút /lần, 30 phút/lần, 1 giờ /lần và 3h/lần để phát hiện kịp thời những dấu hiệu tiền shock từ ngày 3, 4, 5;

Theo dõi xuất huyết

– Bầm tím nơi tiêm và xuất huyết trên da

– Xuất huyết nội tạng

Thực hiện y lệnh của BS chính xác và kịp thời

– Tuyệt đối không được phép dùng Aspirin để hạ sốt

– Xét nghiệm: Lấy máu để có thể theo dõi hematocrit, tiểu cầu

– Theo dõi những chất bài tiết: số lượng nước tiểu, chất nôn và xuất huyết

– Theo dõi tình trạng tri giác trong hiện tượng shock: Bạn thực hiện việc đánh giá diễn tiến của bệnh khi shock nặng và thiếu oxy não gây hôn mê.

Chăm sóc hệ thống cơ quan & dinh dưỡng

– Cho người bệnh nghỉ ngơi ở nơi không gian thoáng;

– Chườm lạnh nếu sốt cao;

– Co giật, bứt rứt, dùng thuốc thuốc an thần;

– Hạn chế những thủ thuật gây hiện tượng chảy máu;

– Chọc dịch nếu có hiện tượng tràn dịch màng phổi màng bụng nhiều để có thể giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp;

– Vệ sinh thân thể, da, răng miệng, mắt tai sạch sẽ;

– Tẩy uế những chất bài tiết;

– Dinh dưỡng: Bạn nên cho người bệnh ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít một để có thể nâng cao thể trạng và nếu nặng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch.

Giáo dục sức khỏe

– Hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh & gia đình

– Theo dõi những biểu hiện nặng của người bệnh

– Hướng dẫn nằm ở khu vực màn tránh muỗi đốt

4.Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết – Đánh giá:

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu

– Nhiệt độ giảm, bớt nhức đầu, quá trình ăn uống tốt hơn, tiểu nhiều và không còn xuất huyết tiêu hóa;

– Phát hiện sớm tiền shock& tránh để người bệnh rơi vào shock

Những biện pháp phòng ngừa mắc bệnh SXH

  • Bảo vệ để không bị muỗi đốt
  • Diệt muỗi và lăng quăng

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết và những kiến thức liên quan.

 

Bài viết liên quan