Ngành điều dưỡng nhật bản và những điều chưa biết ???

Hiện nay đơn hàng xuất khẩu lao động ngành nghề điều dưỡng qua Nhật Bản đã không còn xa lạ với các sinh viên học điều dưỡng tại Việt Nam. Sở dĩ sinh viên có xu hướng xuất ngoại với ngành điều dưỡng, vì cơ hội việc làm mở ra tại nước ngoài luôn cao. Bên cạnh đó, mức lương cơ bản cao hơn rất nhiều tại Việt Nam. Có nhiều thí sinh đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc xuất ngoại điều dưỡng  bằng cách đầu tư việc học điều dưỡng trong nước. Tuy đơn hàng điều dưỡng đang rất hot trong danh sách các đơn hàng xuất khẩu lao động, nhưng có rất nhiều góc khuất về ngành điều dưỡng Nhật Bản mà bạn chưa thể hình dung nếu chưa trải qua. 

 

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về ngành điều dưỡng Nhật Bản và những điều chưa biết về ngành này. 

Đăng ký XKLĐ ngành điều dưỡng Nhật Bản.

Để đăng ký xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng tại Nhật Bản thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký và yêu cầu Tham gia xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng
  • Sơ yếu lý lịch có con dấu của địa phương
  • Công chứng các bản sao bằng cấp liên quan
  • Giấy chứng nhận sức khỏe
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề có công chứng
  • Giấy xác nhận Kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm
  • 4 lần 4 x 6 và 2 phòng bị dán tem có ghi rõ thông tin. 

Bộ hồ sơ trên sau khi được chuẩn bị đầy đủ bạn có thể gửi tới các văn phòng tiếp nhận hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động nước ngoài để được tham gia và phỏng vấn công việc. Việc duyệt đơn xuất khẩu lao động đi dựa vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu bạn được nhận sau quá trình phỏng vấn thì tương lai cơ hội việc làm cho bạn vô cùng mở rộng. 

Ưu và nhược điểm khi đăng ký điều dưỡng và Nhật Bản

Điều dưỡng Nhật Bản

Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ sự già hóa dân số, vì vậy người già tại Nhật Bản thường khá cô đơn.Họ luôn có nhu cầu tìm kiếm các điều dưỡng viên nhiệt tình, để chăm sóc mình khi ốm đau.  Các ưu điểm với đơn hàng xuất khẩu lao động điều dưỡng Nhật Bản như: 

  • Khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên điều dưỡng bạn sẽ được ưu tiên đóng một khoản phí khá thấp nếu đầy đủ bằng cấp và hồ sơ được chấp nhận.
  • Đơn hàng có mức lương khá cao trong số những đơn hàng xuất khẩu lao động khác.
  • Điều dưỡng là ngành có nhiều thời gian làm thêm.Và nếu tận dụng được khoảng thời gian này thì bạn hoàn toàn có thể kiếm thêm các nguồn thu nhập bên ngoài vô cùng cao
  • Có môi trường sống tốt, tiếp xúc với người Nhật hàng ngày và tạo điều kiện trau dồi vốn từ tiếng Nhật.
  • Ngân điều dưỡng Nhật Bản dễ ra hành visa với thời hạn 5 năm để luôn tạo được cơ hội việc làm lâu dài tại đất nước này. 

Tuy có khá nhiều ưu điểm khi tham gia điều dưỡng Nhật Bản nhưng nó cũng tồn tại không ít các nhược điểm như:

  • Ngành nghề có sự yêu cầu về trình độ tiếng cao. Bạn phải giỏi tiếng Nhật hoặc giao tiếp tốt khi phỏng vấn. Nếu không hoàn toàn có thể bị loại hồ sơ.
  • Với sự tuyển chọn khắt khe hiện nay, chỉ có bộ lao động mới được phép tuyển điều dưỡng viên sang Nhật làm việc .
  • Thời gian chờ đợi xuất cảnh lâu hơn các đơn hàng còn lại. 
  • Áp lực làm việc cao, là một công việc khá khắc khổ và cần tính kiên trì. 

Mức lương của điều dưỡng viên tại Nhật Bản

Điều dưỡng viên sau khi xuất ngoại làm việc sẽ có thu nhập hàng tháng rất cao. Mức lương cơ bản dao động từ 17 man tới 22 man, tương đương khoảng từ 30 tới 45 triệu tiền Việt Nam mỗi tháng. Số thu nhập trên mới chỉ là lương cơ bản, chưa tính thêm các giờ làm ngoài ca. Bạn hoàn toàn có thể làm giàu khi trở về Việt Nam bằng nghề điều dưỡng tại Nhật. Nhưng để đổi lại mức lương cao đó, thì bạn phải chịu được áp lực công việc lớn. 

 

Nếu bạn may mắn được cấp chứng chỉ điều dưỡng tại Nhật Bản thì lương cơ bản có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng. Đứng trước nguy cơ già hóa dân số, Nhật Bản luôn ưu tiên bỏ ra rất nhiều tiền để có thể phục vụ sức khỏe cho mình một cách tốt nhất. 

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về ngành điều dưỡng tại Nhật Bản. Nếu bạn đang có ý định tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản ngành điều dưỡng, thì có thể học và lấy bằng điều dưỡng tại Việt Nam sau đó thông qua Bộ Lao động để có thể xuất ngoại làm việc. 

Bài viết liên quan