Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý ra sao?

Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý ra sao? Mời các bạn đọc tham khảo bài viêt sau

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa cần được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Tình trạng này có thể xảy ra ở rất nhiều các nguyên nhân khác nhau như lạm dụng thuốc quá liều, rối loạn cơ chế cầm máu, viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày lâu ngày…

vậy xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm tới tính mạng con người không?

Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là gì?

1. Định nghĩa về xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ y tế đề cập tới tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) đi cùng với biểu hiện điển hình như là đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu, đau dạ dày (bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê bênh nhân cần lưu ý để  theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân). Đây là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa thường gặp cần được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị sớm.

Xuất huyết dạ dày thường là do biến chứng của nhiều bệnh lý hoặc cũng có thể là hệ quả của việc sử dụng thuốc hoặc lạm dụng rượu bia quá mức quy định. Mức độ xuất huyết có thể đi từ nhẹ đến nặng tùy vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người. Những trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày

Có rất nhiều các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Một trong số đó phổ biến nhất vẫn là viêm loét dạ dày tá tràng và polyp/ ung thư dạ dày. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là hậu quả do thói quen sinh hoạt không tốt, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc ảnh hưởng của một số bệnh nội khoa khác.

Loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất làm gây xuất huyết dạ dày

2.1 Một số các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường gặp, bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Loét dạ dày – tá tràng: bệnh nhận bị loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính phổ biến nhất gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày. Ổ loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non có thể bị lan rộng ra, tiến triển nặng và ăn sâu vào trong lòng mạch, dẫn đến bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa. Xuất huyết dạ dày là biến chứng do bị loét dạ dày tá tràng không được điều trị sớm, để thời gian quá lâu, lạm dụng rượu bia, sử dụng thuốc chống viêm liều cao, đau dạ dày nặng…
  • Ung thư dạ dày/ Polyp dạ dày: Khối u lành/ ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể ma sát với thức ăn và gây ra tổn thương lòng mạch. Nếu xảy ra do nhưng nguyên nhân này, mức độ xuất huyết thường đang còn nhẹ, âm ỉ và dai dẳng – trừ trường hợp khối u của bênh nhân có kích thước quá lớn.
  • Sang thương mạch máu: khi bênh nhân rơi vào tình trạng mạch máu ở dạ dày và tá tràng có thể bị tổn thương, phình giãn, vỡ và sẽ dẫn đến biến chứng xuất huyết. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra sang thương mạch máu bao gồm loạn sản mạch máu, Hemangioma (u máu trong gan) và Dieulafoy (hiếm gặp nhưng nếu gặp phải sẽ gây xuất huyết tiêu hóa trên ồ ạt với nguy cơ tử vong cực kỳ cao).

2.2 Ngoài ra, xuất huyết dạ dày cũng có thể là hậu quả do các vấn đề sức khỏe gây ra rối loạn cơ chế đông máu như:

  • Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu là một trong số tế bào máu, bên đó là cạnh hồng cầu và bạch cầu. Loại tế bào này còn có chức năng cầm máu lại bằng cách làm đông máu khi mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khác mà số lượng tiểu cầu trong máu có thể giảm đi nhiều (giảm tiểu cầu được xác định khi số lượng tiểu cầu >150.000 tế bào/ ml). Giảm tiểu cầu không chỉ gây ra xuất huyết dạ dày cực kỳ nguy hiểm mà còn gây chảy nướu, chảy máu cam,chảy máu chân răng, xuất hiện máu trong nước tiểu,…
  • Sốt xuất huyết: Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Nguyên nhân gây ra những biến chứng này là do virus gây bệnh làm giảm đi số lượng tiểu cầu, dẫn đến tình trạng cô đặc máu và làm phát sinh ra các biến chứng liên quan tới rối loạn máu như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu nướu…
  • Xơ gan: Xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến tình trạng  tăng áp lực bên trong lòng mạch của các cơ quan tiêu hóa và dẫn đến nhiều biến chứng xuất huyết dạ dày – thực quản. Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn mất bù (giai đoạn cuối).
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có chức năng làm đông máu và giúp hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài không đông. Vì vậy khi mà cơ thể chúng ta không được cung cấp đủ loại vitamin K này, lòng mạch ở đường tiêu hóa có thể gây ra xuất huyết. Ngoài ra, thiếu vitamin K còn gây ra xuất huyết não và màng não đối với trẻ nhỏ.
  • Bệnh Hemophilia: Hemophilia (bệnh máu khó đông) là một dạng rối loạn máu hiếm gặp ở cơ thể do thiếu hụt các yếu tố đông máu. Do khả năng cầm máu chậm và khá lâu nên những người mắc bệnh này có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới cao hơn so bình thường.
  • Sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông thường được bệnh nhân sử dụng để ngăn chặn tình trạng hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch và động mạch. Tuy nhiên,khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều hoặc lạm dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến các  biến chứng xuất huyết tiêu hóa dạ dày, thực quản và đại tràng.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây xuất huyết ở dạ dày.

Ở một số trường hợp, tình trạng này có thể là hậu quả do nhiều nguyên nhân và các yếu tố cộng hưởng khác. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp được nêu trên, nguy cơ xuất huyết dạ dày cũng có thể tăng cao nếu có những yếu tố thuận lợi như:

  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid
  • Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Bệnh nhân sang chấn tâm lý nặng nề
  • Chế độ ăn uống của bệnh nhân không phù hợp
  • Stress kéo dài, cơ thể nặng nề
  • Hút thuốc lá quá nhiều
  • Lạm dụng rượu bia, sử dụng quá nhiều
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông trong thời gian dài

3. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày ở cơ thể là gì

Xuất huyết dạ dày có triệu chứng tương đối điển hình và hay bắt gặp phải. Một số dấu hiệu nhận biết bao xuyết huyết dạ dày gồm:

3.1 Dấu hiệu báo trước thế nào

Trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình dễ nhận biết, xuất huyết dạ dày có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sớm như:

  • Bệnh nhân đau bụng thượng vị dữ dội, mức độ đau nặng và đột ngột hơn so với bình thường
  • Bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng rát, khó chịu, cồn cào và mệt lả sau khi dùng corticoid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Ngoài những triệu chứng nêu trên thì bệnh nhân thấy đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, lợm giọng, chóng mặt, người mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa

3.2 Biểu hiện điển hình của xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày điển hình đi kèm với các triệu chứng như:

– Nôn ra máu:

Nôn ra máu là biểu hiện thường xuyên gặp của xuất huyết tiêu hóa chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương của dạ dày, mức độ chảy máu thế nào và đặc điểm của dịch nôn có thể không đồng nhất. Số lượng máu nôn ra có thể dao động từ vài chục ml đến hàng lít,máu có màu hồng, đỏ tươi hoặc màu nâu sẫm và có thể lẫn với dịch tiêu hóa.

Nôn ra máu là biểu hiện điển hình nhất dễ nhận ra của xuất huyết dạ dày

Thực tế cho thấy một số trường hợp nôn ra máu cũng có thể giống với biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Trong trường hợp này, dịch nôn có màu sẫm và máu đông ngay khi người bệnh vừa nôn ra bên ngoài.

Cách phân biệt với nôn ra máu do bệnh nhân ho ra máu, ăn tiết canh hoặc chảy máu cam: Những trường hợp này, bệnh nhân thường nôn ra máu màu đỏ tươi, không kèm thức ăn và có bọt.

– Đại tiện ra phân đen:

Khi máu chảy vào ống tiêu hóa, phân có thể chuyển thành màu đen do nhiều yếu tố và đặc biệt là do sắc tố có trong máu. Tuy nhiên khi bệnh nhân nhận thấy lượng máu chảy quá nhiều, phân không chỉ có màu đen mà còn có mùi hôi tanh khó chịu, chất nhão không giống bình thường. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt, lượng máu nhiều, ồ ạt có thể gặp phải tình trạng lẫn máu tươi trong phân hoặc phân ngả thành màu đỏ.

Bệnh nhân phải phân biệt với tiêu máu đỏ do uống thuốc Rifamicine (kháng sinh) và tiêu phân đen do táo bón, sử dụng thuốc chứa sắt và than hoạt và Bismuth.

– Một số triệu chứng khác như:

  • Bệnh nhân đau thượng vị, sôi ruột
  • Bệnh nhân đau bụng dữ dội
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Thấy khát nước
  • Bệnh nhân hoa mắt, ù tai
  • Mệt lịm, khó chịu
  • Bệnh nhân đi tiểu ít hoặc thậm chí vô niệu
  • Thở nhanh, vã mồ hôi, thở gấp

Trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều, ồ ạt, bệnh nhân có thể bị sốc với các biểu hiện lâm sàng như mạch nhanh, huyết áp tụt, lạnh đầu, chân tay, người vã nhiều mồ hôi và lơ mơ, không tỉnh táo.

Đa phần các trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày đều xảy ra đột ngột (cấp tính). Tuy nhiên, có một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày mãn tính (xuất huyết nhẹ kéo dài). Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp phải một số những triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, khó thở tăng dần, thở gấp, ngủ lịm dần và thiếu máu do mất máu nhiều.

4. Vậy xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa cần được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh này khá nguy hiểm. Nếu được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể kiểm soát và hầu như không để lại di chứng về sau này. Tuy nhiên trong trường hợp không kịp thời khắc phục những triệu chứng hay biến chứng, máu có thể chảy ồ ạt một lúc dẫn đến sốc và tử vong.

Vì vậy ngay khi bênh nhân nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể thì cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được chuẩn đoán điều trị. Thực tế cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên cực kỳ cao nếu xuất huyết dạ dày không được kiểm soát điều trị trong vòng 24 giờ đầu tiên.

5. Chẩn đoán xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày cần được bác sĩ chẩn đoán trước khi điều trị kịp thời. Trong đó việc xác định nguyên nhân là gì? và vị trí chảy máu ở đâu được xem là yếu tố quan trọng nhất.

Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến mà các bác sĩ áp dụng nhất hiện nay

Các biện pháp sau đây giúp chẩn đoán xuất huyết dạ dày phổ biến:

  • Thăm khám lâm sàng: Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác tất cả tiền sử bệnh lý và thăm khám các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Xuất huyết dạ dày thường đi kèm với các biểu hiện qua các triệu chứng điển hình như nôn ra máu, tiêu phân đen, đau thượng vị dữ dội, buồn nôn,thở gấp, nôn mửa,mệt mỏi… Ngoài ra, việc thu thập các triệu chứng lâm sàng còn giúp các bác sĩ khoanh vùng các nguyên nhân , yếu tố cụ thể có thể gây xuất huyết và đánh giá được mức độ chảy máu.
  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi cũng là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày. Qua kỹ thuật này, các bác sĩ có thể xác định được vị trí xuất huyết ở vùng nào và tiến hành xử lý ngay trong quá trình các bác sĩ đang nội soi. Tuy nhiên,kỹ thuật nội soi đường tiêu hóa không có thể phát hiện được xuất huyết ẩn.
  • Chụp X-Quang Baryt: X-Quang Baryt là kỹ thuật chụp X-Quang kết hợp cùng với chất cản quang nhằm hiện rõ ra đường tiêu hóa qua hình ảnh được chụp lại bằng tia X. Tuy nhiên hiện nay, kỹ thuật này ít khi được chỉ định sử dụng trong chẩn đoán xuất huyết dạ dày.
  • Đặt sonde dạ dày: Thủ thuật này là sử dụng ống thông đưa từ mũi xuống dạ dày mục đích để rửa dạ dày. Đặt sonde dạ dày giúp xác định được bệnh nhân có xuất huyết xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là phương pháp được thực hiện nhằm xác định công thức máu, AST, ALT, Bilirubine, Creantinine, Ure,…
  • Mở bụng thăm dò: Biện pháp này là lựa chọn cuối cùng trong chỉ định khi các xét nghiệm trên không thể xác định được nguồn gốc và nguyên nhân xuất huyết dạ dày là gì. Mở bụng thăm dò giúp các bác sĩ xác định vị trí chuẩn xác chảy máu và cầm máu trong quá trình phẫu thuật.

Các kỹ thuật chẩn đoán được nêu trên được thực hiện với mục đích xác định được  vị trí chảy máu, đánh giá được mức độ xuất huyết tiêu hóa, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, chẩn đoán phân biệt và đưa ra tiên lượng về diễn biến của bệnh nhân.

6. Các phương pháp xử lý – điều trị xuất huyết dạ dày như thế nào?

Sau khi xác định được vị trí, nguồn gốc của xuất huyết dạ dày và đánh giá mức độ chảy ở dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các biện pháp xử lý tương ứng cho bệnh nhân. Mục tiêu chính của điều trị là bồi hoàn lại thể tích máu đã mất, hồi sức, cầm máu và điều trị bệnh lý gây ra các triệu chứng.

6.1 Điều trị ban đầu thế nào?

Điều trị ban đầu là truyền dịch tĩnh mạch để hồi sức, bù nước bù khoáng và cân bằng lại điện giải. Tuy nhiên với trường hợp mất máu quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu ngay lập tức.

Điều trị ban đầu là bù dịch và truyền máu để người bệnh hồi sức và ổn định thể trạng

Sau đó,bác sĩ sử dụng nội soi dạ dày để cầm máu ở các vị trí xuất huyết bằng cách:

  • Bệnh nhân tiêm kẹp các mạch máu bị tổn thương với vòng cao su
  • Bệnh nhân được đốt điện, sử dụng tia laser hoặc dùng đầu dò nhiệt
  • Bác sĩ sẽ tiêm thuốc hoặc chất gây đông máu vào vị trí xuất huyết

Trong trường hợp nội soi thất bại mà bác sĩ có thể thực hiện:

  • Chụp lại các mạch máu nhằm xác định vị trí xuất huyết. Sau đó thì sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào các mạch máu để kiểm soát hiện tượng chảy máu.
  • Hoặc có thể phẫu thuật để xác định ra nguồn gốc và xử lý xuất huyết.

6.2 Điều trị dự phòng tái phát lại

Sau khi đã kiểm soát tình trạng chảy máu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày. Điều trị nguyên nhân giúp hạn chế tối đa nguy cơ xuất huyết tái phát lại và ngăn chặn tốt các biến chứng nguy hiểm khác như thủng dạ dày, tăng nguy cơ ung thư,…

Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà điều trị có thể là sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, giảm stress, căng thẳng,đỡ mệt mỏi và tránh sang chấn tâm lý mạnh hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u/ polyp ở dạ dày,…

6.3 Bệnh nhân phòng ngừa xuất huyết dạ dày bằng cách nào?

Xuất huyết dạ dày có thể tái phát bất kỳ lúc nào, ngay cả sau khi điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần phải chủ động thực hiện ngay một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

Ăn uống khoa học giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm loét dạ dày tiến triển và phòng ngừa xuất huyết tái phát lại

  • Bệnh nhân điều trị bệnh lý nguyên nhân, chủ yếu là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, polyp hoặc ung thư dạ dày,…
  • Bệnh nhân không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá, chất kích thích. Cồn, asen, nicotin và một số chất độc hại khác trong khói thuốc và chính các loại đồ uống này có thể gây ra tình trạng loét niêm mạc nặng dẫn đến vỡ lòng mạch và chảy máu.
  • Kiểm soát stress, giữ tâm lý lạc quan,luôn vui vẻ và tránh được các kích động tâm lý quá mức.
  • Người bệnh bị các vấn đề về dạ dày và tá tràng nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tươi mát như sữa chua, rau xanh, ngũ cốc,nước ép, cá, trái cây,… Tránh sử dụng thức ăn chứa nhiều axit, gia vị cay nóng, dầu mỡ nhiều, thức ăn khô cứng và chứa quá nhiều chất bảo quản.
  • Bệnh nhân không tự ý sử dụng corticoid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc này làm giảm đi tổng hợp prostaglandin – chất bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa và làm tăng dần nguy cơ loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng.
  • Cần uống nhiều nước khi sử dụng thuốc để đảm bảo thuốc xuống da dày và  hạn chế nguy cơ viêm – loét đường tiêu hóa.
  • Bênh nhân cần sử dụng thuốc chống đông theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời bệnh nhân cần phải thông báo với bác sĩ về tiền sử xuất huyết tiêu hóa để được hiệu chỉnh liều lượng và thay thế bởi loại thuốc khác.

Xuất huyết dạ dày là một dạng cấp cứu nội – ngoại khoa rất phổ biến. Tình trạng này có thể dẫn đến mất máu nhiều,nôn ra máu ồ ạt, tụt huyết áp, sốc và tử vong. Vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở cơ thể, cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời tránh những biến chứng không tốt.

Bài viết liên quan